BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA GIỮA THANH THIẾU NIÊN BANG SACHSEN, CHLB ĐỨC VÀ THANH THIẾU NIÊN TỈNH ĐỒNG THÁP, VIỆT NAM

 Tin tức     17 Thg10 2018     639

Căn cứ Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 25/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa giữa thanh thiếu niên bang Sachsen, Cộng hòa Liên bang Đức và thanh thiếu niên tỉnh Đồng Tháp.

Công ty Cổ phần Công nghệ Truyền thông Tương Lai (T.Info) báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trao đổi thanh thiếu niên của các địa phương tại hai quốc gia: CHLB Đức và Việt Namtại Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức như sau:

I. THÀNH PHẦN, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

1. Thành phần

- Đoàn cán bộ, giáo viên, sinh viên, Cộng hòa Liên bang Đức: 21 thành viên, do ông Dirk Bachmann, Giám đốc Công ty Outlaw làm Trưởng đoàn.

- Thành phần tỉnh Đồng Tháp: Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Ngoại vụ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh; Trung tâm Phát triển Du lịch Tỉnh; Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh; Công ty Cổ phần Công nghệ Truyền thông Tương Lai và các học sinh, thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh.

2. Thời gian: Từ ngày 09/10 đến ngày 17/10/2018

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA

1.     Thăm và trao đổi về chủ đề "Phân loại và xử lý rác thải, bảo vệ môi trường" tại trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu:

-   Hiểu về hoạt động của học sinh tại trường, mô hình các CLB tại địa phương;

-  Tìm hiểu mô hình phân loại và xử lý rác của Trường chuyên Nguyễn Quang Diêu;

-   Tìm hiểu mô hình phân loại và xử lý rác của trường TH, THCS và THPT Tương Lai cấp Tiểu học;

-  Chia sẻ về cách thức và ý tưởng về phân loại và xử lý rác của trường học và địa phương các em đang sinh sống tại CHLB Đức;

-    Trao đổi về cách thức phân loại và xử lý rác thải của các bên.

2.  Tổ chức hoạt động giao lưu và sơn tường cho Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Tháp.

-  Tìm hiểu về mô hình giáo dục trẻ khuyết tật tại Đồng Tháp, cụ thể tại trường nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Tháp tại thành phố Sa Đéc;

-   Cùng ăn trưa với học sinh nhà trường;

-    Cùng thực hiện vẽ tranh tường với học sinh của Trường'

-   Tặng quà cho học sinh của Trường;


3. Tìm hiểu về âm nhạc dân tộc tại bảo tàng Đồng Tháp và giao lưu với nhạc sư Vĩnh Bảo.

-  Thưởng thức các tiết mục âm nhạc dân tộc tại địa phương: hò Đồng Tháp, lý, cải lương;

-  Lắng nghe chia sẻ về âm nhạc dân tộc Việt Nam, về đờn ca tài tử do nhạc sư Vĩnh Bảo thực hiện.


4.  Tham gia hoạt động xã hội tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh.

-   Tìm hiểu mô hình hoạt động của trung tâm;

-    Tặng quà cho các em và người cao tuổi của trung tâm.

5.   Tìm hiểu, trao đổi về hoạt động của Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Đồng Tháp.

- Tham quan hoạt động của trung tâm và giao lưu với các bạn trong Câu lạc bộ Tiếng Anh;

-  Tìm hiểu cách thức mà thanh thiếu niên tại địa phương tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ngoài thời gian học tại trường.


6. Tìm hiểu văn hóa, du lịch tỉnh Đồng Tháp: thực hiện homestay ở nhà sàn lưu trú làng Hòa An xưa (Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc); tham quan khu du tích Xẻo Quýt; Khu di tích Gò Tháp, Vườn Quốc gia Tràm Chim, trải nghiệm vùng quê mùa nước lũ; và thực hiện chương trình giao lưu văn hóa - ẩm thực Việt - Đức…


·        Ưu điểm

-     Được sự đồng thuận và hỗ trợ từ chính quyền, ban ngành của địa phương từ khâu chuẩn bị đến tiếp đón;

-   Đoàn được trải nghiệm môi trường, sinh hoạt, mô hình đặc trưng tại địa phương một cách an toàn, để lại nhiều kỷ niệm.

·        Hạn chế

-  Thời tiết khí hậu khác biệt, thức ăn khác biệt. Những vấn đề nhỏ về sức khoẻ được hỗ trợ chăm sóc bởi Bệnh viện quốc tế Thái Hoà;

- Do chương trình lần đầu tiên, mô hình tiếp đón giao lưu văn hóa chưa sâu vào các hoạt động phù hợp tâm lý các em, còn thiên nhiều về tham quan, tìm hiểu.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

      1.  Tạo điều kiện cho thanh thiếu niên bang Sachsen, Cộng hòa Liên bang Đức và thanh thiếu niên tỉnh Đồng Tháp giao lưu để tăng cường trải nghiệm thực tế, tìm hiểu, chia sẻ, giao lưu văn hóa Việt - Đức; Nâng cao nhận thức của học sinh về việc học tập trải nghiệm, gắn học lý thuyết với thực hành, nghiên cứu và gắn với thực tiễn xã hội;

      2. Các hoạt động của chương trình giao lưu góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh của tỉnh Đồng Tháp; mở ra cơ hội giao lưu về văn hóa và thức đẩy hợp tác về giáo dục, xã hội;

       3. Chương trình giao lưu văn hóa giữa thanh thiếu niên bang Sachsen, Cộng hòa Liên bang Đức và thanh thiếu niên tỉnh Đồng Tháp diễn ra an toàn, đúng tiến độ, không có vấn đề phát sinh, thực hiện theo đúng kế hoạch đã trình Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

 Xem thêm: Tổng kết Chương trình Giao lưu văn hóa Việt - Đức

Messenger us!
Facebook Messenger
Cơ hội việc làm và định cư tại CHLB Đức