CHỢ
CAO LÃNH
Đối với người Việt, chợ
truyền thống không những là nơi trao đổi hàng hóa, mà còn là chỗ người ta đến để
gặp gỡ, giao lưu tạo nên nét đặc trưng văn hóa dân tộc. Chợ Cao Lãnh xưa tấp
nập người mua bán với hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của người
dân.
Chợ được ra đời là nhờ công ơn sáng lập của ông bà Đỗ Công Tường, ban đầu có tên là chợ Vườn Quýt. Sau vụ việc ông bà chết thay cho dân trong cơn dịch bệnh, người dân đã lập đền thờ và đổi tên là chợ Cao Lãnh.
Chợ
Cao Lãnh xưa
Chợ Cao Lãnh truyền thống thường họp từ sáng sớm tinh mơ, mang đậm tính “tự cung tự cấp”. Dù là vậy, nhưng chợ lại có đủ các mặt hàng như: rau củ quả, gà vịt,… được nuôi trồng trong vườn nhà đến các mặt hàng nông cụ thủ công do chính người dân tự tay làm. Chợ cũng không thiếu các mặt hàng bánh trái, các món ăn dân giã mà trẻ con lẫn người lớn đều thích, gắn liền với ký ức của nhiều người.
Chợ Cao Lãnh ngày nay
Ảnh: Internet
Ngày nay, bên cạnh chợ truyền
thống thì các trung tâm thương mại đã mọc lên đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi
hàng hóa ngày càng cao của con người. Thế nhưng chợ truyền thống vẫn giữ nguyên
được “hồn quê” vốn có. Chợ vẫn có tiếng râm ran “mặc cả”,
tiếng cười nói khi gặp lại người quen và tiếng mời chào nghe “ngọt
lịm” của những cô bán hàng chào khách.
Ban biên tập Website