Dự án “Hợp tác đào tạo điều dưỡng Việt Nam tại CHLB Đức”, thành quả sau một năm khởi sự

 Tổng quan     28 Thg10 2017     998

THÀNH QUẢ BƯỚC ĐẦU

Trong khi Việt Nam có một thị trường phong phú về nguồn lao động, các nước Đông Âu, đặc biệt là CHLB Đức đang thiếu khoảng 500.000 nhân lực cho ngành điều dưỡng để phục vụ cho các Bệnh viện và Viện Dưỡng lão. Trước tình hình đó, Bệnh viện Thái Hòa (T.Hospital) và Công ty Cổ phần Công nghệ truyền thông Tương Lai (T.Info) đã tìm hiểu và làm việc với nhiều đối tác tiềm năng tại CHLB Đức nhằm tìm ra cách thức hợp tác đào tạo điều dưỡng Việt Nam tại CHLB Đức. Qua đó, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động tại địa phương, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Ngày 04/04/2014, một hợp đồng đã được ký kết giữa Bệnh viện Thái Hòa với Tổ chức Giáo dục Đào tạo DPFA, đây chính là cơ sở để thực hiện việc triển khai Dự án “Hợp tác đào tạo điều dưỡng Việt Nam tại CHLB Đức”. Để có thể thực hiện được kế hoạch này, Bệnh viện Thái Hòa và Công ty Cổ phần Công nghệ truyền thông Tương Lai hợp tác chính thức với Trường Trung cấp Quang Trung, các đối tác khác trong và ngoài nước để triển khai việc tuyển chọn và đào tạo khóa điều dưỡng đầu tiên.

Ký kết hợp tác giữa đại diện Bệnh viện Thái Hòa với đại diện Tổ chức Giáo dục Đào tạo DPFA (Tháng 4/2014)
Bà Trần Thị Thái, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Tháp và đại diện công ty Cổ phần Công nghệ truyền thông Tương Lai, cùng với ông Tobias Kogge, Phó Thị trưởng thành phố Halle trong chuyến công tác tại CHLB Đức (Tháng 6/2014)

Ngày 26.6.2015, với sự chứng kiến của lãnh đạo các sở ban ngành và đại diện cơ quan báo chí truyền thông tại địa phương, 16 ứng viên đầu tiên tham gia chương trình đào tạo để có cơ hội học tập và làm việc tại CHLB Đức đã được nhận visa du học do Tổng lãnh sự quán Đức tại Việt Nam cấp, đồng nghĩa với việc chính thức trở thành những tân sinh viên ngành điều dưỡng tại CHLB Đức vào tháng 7 tới đây. Kết quả này được xem là một "bước ngoặt lớn" cho một mô hình du học mới, lần đầu tiên được triển khai tại khu vực miền Nam, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác lớn hơn giữa các địa phương tại hai nước Việt Nam - CHLB Đức, mà cụ thể là tại tỉnh Đồng Tháp và các thành phố Berlin, Dresden, Halle.

Để có được thành công bước đầu này, từ những ngày đầu triển khai, Dự án đã nhận được sự ủng hộ của UBND tỉnh Đồng Tháp, các ban ngành chức năng, đặc biệt là Sở Ngoại vụ Đồng Tháp, Sở GD&ĐT Đồng Tháp, Sở VHTT&DL Đồng Tháp, Công an tỉnh Đồng Tháp,… đã tạo điều kiện, thậm chí ủng hộ để Dự án có thể thực hiện được vì trước đó tại Đồng Tháp chưa hề có tiền lệ. Bên cạnh đó còn là sự quan tâm, tin tưởng của các đơn vị trường học, các bậc phụ huynh, các ứng viên khi chương trình chưa có những thành công đầu tiên hay tín hiệu đầu tiên về kết quả đạt được.

Các học viên đầu tiên của dự án nhận visa do Tổng lãnh sự quán Đức cấp (Buổi tổng kết ngày 26.6.2015)

VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN

1. Khi dư luận hoài nghi về tính pháp lý của Dự án

Dự án “Hợp tác đào tạo điều dưỡng Việt Nam tại CHLB Đức” do công ty Cổ phần Công nghệ truyền thông Tương Lai làm chủ, hợp tác cùng với các tổ chức tư nhân về đào tạo điều dưỡng và các Bệnh viện tại CHLB Đức, hoàn toàn không phải là chương trình xuất khẩu lao động, mà là chương trình hỗ trợ cho các học viên Việt Nam có cơ hội học tập và sau đó có cơ hội làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên hơn một năm qua, những dư luận trái chiều, thậm chí quy kết một cách vô căn cứ về tính pháp lý của dự án đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hợp tác giữa các bên. Đáng buồn thay, một số gia đình có học viên đang tham gia dự án cũng góp phần tạo nên dư luận gây ảnh hưởng đến hoạt động của dự án, trong khi chính con em của mình lại đang được Công ty hỗ trợ hoàn toàn về tài chính để tham gia Dự án.

Cần phải hiểu, “cơ hội học tập” là học một ngoại ngữ mà cụ thể của Dự án này là ngôn ngữ Đức. Đối với các đối tượng đã là điều dưỡng, y sĩ đa khoa thì sẽ được củng cố kiến thức về y khoa tại Việt Nam để có thể theo kịp khóa học năm thứ 3 tại CHLB Đức. Vậy mục đích đầu tiên của chương trình là bồi dưỡng kiến thức cho học viên để các em có đủ kiến thức cần thiết khi du học, điều này hoàn toàn không trái với các quy định của Pháp luật.

Chưa hề có tiền lệ và tất cả là sự hợp tác giữa các đơn vị tư nhân giữa cả hai đất nước, nên trong một năm đầu của Dự án, Công ty Cổ phần Công nghệ truyền thông Tương Lai đã phải tự bỏ ra khoảng 300.000 đô-la để chi cho các hoạt động và kinh phí này cho đến giờ phút này công ty cũng chưa biết làm thế nào để thu hồi lại. Thậm chí cho đến cận ngày các học viên lên đường, công ty vẫn phải chạy vạy, vay mượn cho 04 trường hợp không có khả năng để trang trải các vấn đề tài chính. Tuy nhiên vấn đề là làm sao phải đảm bảo học viên Việt Nam sẽ có “cơ hội học tập và làm việc” ở nước ngoài và phía đối tác nước ngoài chấp nhận học viên Việt Nam. T.Info đã làm việc rõ ràng với đối tác để đảm bảo điều đó, thậm chí thông tin cụ thể mức thu nhập là từ 1.800 – 2.200 Euro một tháng trước thuế cho các học viên tham gia Dự án. Giả sử thời điểm tháng 6.2015 không có 16 visa do Tổng lãnh sự quán Đức tại Việt Nam cấp, có lẽ xã hội và dư luận đã có thể kết luận công ty Cổ phần Công nghệ truyền thông Tương Lai và các đối tác liên quan có điều bất minh, thậm chí là lừa đảo. “16 visa đầu tiên khẳng định rằng chúng ta đã làm và có kết quả. Có thể rằng kết quả ban đầu này không quá lớn nhưng lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho tương lai của Dự án, tương lai của các bạn trẻ và mở ra niềm hy vọng lớn lao hơn về những cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước Châu Âu” (Phát biểu của Bác sĩ Lương Ngọc Ẩn – Giáo viên tham gia giảng dạy kiến thức y khoa cho Dự án trong buổi tổng kết hoạt động Dự án ngày 26.6.2015).

16 học viên đầu tiên đã được nhận visa du học do Tổng lãnh sự quán Đức tại Việt Nam cấp, chính thức trở thành những tân sinh viên
ngành điều dưỡng tại CHLB Đức vào tháng 7 tới (Tháng 6.2015)

Tóm lại, Dự án “Hợp tác Đào tạo Điều dưỡng Việt Nam tại CHLB Đức” không phải là một chương trình xuất khẩu lao động cho nên một Công ty tư nhân như T.Info hoàn toàn có thể phụ trách với chức năng “Đào tạo không cấp bằng” và “Tư vấn du học” đã thể hiện trong giấy đăng kí kinh doanh; cũng như những gì đã, đang và sẽ diễn ra của Dự án không vi phạm bất kì một quy định nào của luật pháp hay cơ quan quản lí nhà nước. Đây chỉ là một chương trình tạo điều kiện cho các bạn trẻ, giúp các bạn có đủ điều kiện để đi du học tự túc tại CHLB Đức. Chỉ có một điều đặc biệt rằng T.Info hay các đối tác Việt Nam sẽ làm thay cho các ứng viên chuyện tìm sự đảm bảo đối với đối tác CHLB Đức là chắc chắn các em sẽ có việc làm nếu các em có bằng tốt nghiệp tại cơ sở đào tạo của CHLB Đức, đây là điều kiện then chốt nhất.

2. Khi liên tục gặp khó khăn do sự khác biệt về hệ thống pháp luật và văn hóa

Mặc dù đối tác từ cả hai phía Việt Nam và CHLB Đức đều phối hợp chặt chẽ với nhau trong các bước thực hiện triển khai Dự án, tuy vậy, mỗi bên lại cam kết bảo đảm sự thành công này của Dự án theo những cách chưa được thống nhất hoàn toàn do sự khác biệt về hệ thống pháp luật, văn hóa và giáo dục đào tạo.

Hàng loạt khó khăn liên tục xẩy ra từ hầu hết các công đoạn, chẳng hạn như quy trình tuyển sinh và công nhận tính tương đương của bằng cấp Việt Nam tại Đức phải kéo dài ròng rã tới nhiều tháng do sự khác biệt trong chương trình đào tạo giữa hai nước. Một chương trình đào tạo nghề điều dưỡng tại Đức được xây dựng và thực hiện trong một hệ thống đào tạo kép. Theo đó, một học viên hoàn thành chương trình đào tạo và được nhận bằng điều dưỡng tại Đức thông thường phải học từ 1600 – 2100 giờ lý thuyết và 2000 – 2500 giờ thực hành song song; sau mỗi 02 tuần học lý thuyết, học viên được thực hành 02 tuần tiếp theo tại các Bệnh viện hoặc Viện Dưỡng lão. Trong khi đó, chương trình đào tạo điều dưỡng tại Việt Nam chú trọng phần lớn vào lý thuyết, nội dung thực hành tay nghề cho học viên chỉ tập trung vào năm học cuối, và không phải do Bệnh viện thực hiện mà vẫn do Nhà trường đưa ra, các Bệnh viện chỉ tiếp nhận sinh viên thực hành, thực tập. Do vậy, khi ứng viên có nguyện vọng tham gia Dự án, phía đối tác tại Đức yêu cầu phía đối tác tại Việt Nam phải so sánh chương trình đào tạo khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo với tất cả chương trình đào tạo thực tế tại các cơ sở đào tạo mà học viên tham gia là sự trở ngại lớn, không dễ dàng hoàn thành.

Sự khác biệt trong hệ thống pháp luật giữa hai nước và những quy tắc nghiêm ngặt trong việc xét duyệt hồ sơ của CHLB Đức cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho Ban điều hành dự án. Theo đó, việc tìm kiếm và lựa chọn đơn vị công chứng dịch thuật Việt – Đức phải được chính phủ Đức công nhận. Họ phải có chứng chỉ dịch thuật của CHLB Đức cấp. Điều này không dễ dàng đối với việc quản lý tiến độ Dự án, mặc dù các cơ sở dịch thuật Việt – Đức và công chứng hoạt động khá nhiều ở Việt Nam.

 Văn hóa làm việc cũng là khoảng cách lớn giữa các người Việt và Đức. Người Đức thường có phong cách ít thay đổi, máy móc và có phần cứng nhắc, thậm chí bảo thủ trong công việc chung, tuy nhiên với một dự án lần đầu tiên triển khai ở Việt Nam, trong đó có nhiều nội dung chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp lý, cần phải xử lý linh hoạt cho phù hợp. Do đó, sự điều chỉnh để thích nghi của mỗi bên nhằm phối hợp tổ chức và quản lý Dự án cũng phải trải qua một khoảng thời đầy cam go. 

Lớp học tiếng Đức tại T.Info cùng với các giáo viên bản ngữ

Khó khăn lớn nhất phải kể đến chính là việc thống nhất một chương trình, phương pháp dạy học giữa các giáo viên Việt Nam và giáo viên bản ngữ. Giáo viên bản ngữ giảng dạy theo triết lý “tự do học thuật”, không đặt mục tiêu học tập cho học viên. Kết quả học tập dựa hoàn toàn trên sự tự giác trong quá trình học của học viên, không cần quan tâm đến kiểm tra đánh giá, thi cử hay điểm số. Cuối khóa học, giáo viên chỉ cần xác nhận tổng số thời gian mà học viên đã tham gia chương trình là đạt yêu cầu. Tuy nhiên, có một thực tế là các học viên Việt Nam chưa có ý thức tốt trong việc học nên chưa thể phát huy tối đa tinh thần tự học, tự tiếp thu kiến thức cho mình tương ứng với cách dạy của giáo viên. Trong khi đó, yêu cầu của các cơ sở đào tạo tại Đức trước khi tiếp nhận học viên từ Việt Nam là phải được công nhân khả năng ngôn ngữ bằng các chứng chỉ quốc tế. Vì vậy, các giáo viên Việt Nam phải tuân thủ theo một chương trình chung với mục tiêu đảm bảo người học có thể tham gia các kỳ thi đạt các chứng chỉ A1, A2, B1 và B2 theo yêu cầu Hồ sơ nhập học và Visa nhập cảnh vào Đức. Cách dạy của Giáo viên Việt Nam do đó chú trọng về kiểm tra, đánh giá quá trình và thi cử; đưa ra các yêu cầu học tập và rèn luyện mang tính bắt buộc đối với học viên.  Bởi thế, rất nhiều lần hoạt động của lớp học gặp khó khăn do những mâu thuẫn giữa các giáo viên, mâu thuẫn giữa các giáo viên và Ban điều hành Dự án.

3. Khi đơn độc trong các hoạt động và thiếu thốn nguồn học viên

Hàng loạt các công việc như liên lạc với các cơ quan quản lí nhà nước, liên lạc với các đối tác để tìm sự giúp đỡ, liên lạc với các thầy cô giáo dạy tiếng Đức (người Việt và người bản ngữ) để học viên có điều kiện học tốt nhất… đều là những nỗ lực không hề nhỏ. Thậm chí các thủ tục hành chính khi mời các thầy cô giáo bản ngữ về dạy cũng có nhiều vấn đề khó khăn. Trong giai đoạn đầu của Dự án, các thầy cô giáo người bản ngữ đa phần làm việc theo hình thức thiện nguyện, nhận thù lao giảng dạy rất khiêm tốn. Mặc dù vậy, chi phí mà Công ty phải bỏ ra để thu xếp tiền vé máy bay, chỗ ăn ở, visa và các thủ tục tạm trú tạm vắng, phương tiện đi lại cho các giáo viên cũng lên đến khoảng 4.000 EUR cho một giáo viên làm việc trong 6 tháng. Cho nên, các bước thực hiện việc mời các thầy cô về dạy rất cần sự thông hiểu và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước của Tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi, đặc biệt trong các thủ tục hành chính.

Trong tổng số 75 ứng viên tham gia phỏng vấn đợt 1, có chưa đến 50% ứng viên có hộ khẩu tại Đồng Tháp. Khá đông các ứng viên từ TpHCM, thậm chí các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh lại rất quan tâm đến chương trình và hiện đang theo học lớp tiếng Đức trình độ A2, B1 tại T.Info. Điều này cho thấy mục tiêu tạo cơ hội việc làm cho người lao động tại tỉnh Đồng Tháp chưa thật sự hiệu quả, mặc dù đây là động lực chính để triển khai Dự án tại Đồng Tháp chứ không phải ở Thành phố Hồ Chí Minh hay các nơi khác. Mặt khác, chất lượng đầu vào của các ứng viên cũng là một trở ngại cho Dự án: “Nói v tiêu chun, chúng tôi hoàn toàn chưa an tâm vi nhng gì mà các bn đã có. Tuy nhiên vì mong mun thc hin chương trình, vì đi tác Đc tht s đang trông ch các bn nên các bn mi có điu kin đ được đi. Nôm na d hiu là chúng ta đang cm mt cái vé vt trong tay ch không phi là mt vé chính thc. Tôi mong rng thi gian sau này khi các bn sang CHLB Đc, các bn s n lc gp 3 gp 4 ln hiện tại. Các bn phi b qua tt c nhng hn chế ca mình đ c gng, vì các bạn không ch đi din cho bn thân mình, mà còn đi din cho hình nh ca c mt đt nước” (Phát biểu của Chị Trần Kim Phương Thảo – Giám đốc Dự án tại Việt Nam trong buổi tổng kết hoạt động Dự án ngày 26.6.2015).

Chị Trần Kim Phương Thảo – Giám đốc Dự án tại Việt Nam, phát biểu trong buổi tổng kết hoạt động Dự án ngày 26.6.2015
Đại diện Trường CĐ Y tế Đồng Tháp phát biểu trong trong buổi tổng kết hoạt động Dự án ngày 26.6.2015

HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI

Vì chương trình chưa hề có tiền lệ, và cho tới giờ phút này không có sự hỗ trợ của nhà nước hay các tổ chức nào khác, thế nên hoạt động của Dự án đòi hỏi những nỗ lực rất lớn của T.Info và chính các học viên.

Đối với các ứng viên, nếu có mong muốn tham gia Dự án, cần phải chuẩn bị một mức tài chính tối thiểu chứ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác hoàn toàn. Vậy nên bên cạnh việc trang bị kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh cần thiết thì học viên phải chuẩn bị cả về tài chính để có thể đi được, hoặc ít ra phải là những cam kết cụ thể với T.Info và phía đối tác. Riêng đối với nguồn tài chính cho dự án, Ban Điều hành Dự án đã nhiều lần đề nghị với UBND tỉnh về việc hỗ trợ cho các học viên. Tuy nhiên UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ có thể hỗ trợ cho những em ở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, còn những địa bàn khác thì không hỗ trợ được. Cho nên nếu UBND tỉnh có hỗ trợ một nguồn vay nào đó thì chỉ là ưu đãi về mặt lãi suất, T.Info sẵn sàng đứng ra để bảo lãnh vay cho các em nhưng lại không đủ sức. Vì thế, các em phải chuẩn bị tài sản thế chấp để có thể tạo điều kiện để T.Info giúp cho mình điều đó. 


Logo của dự án

Dù có nhiều khó khăn và nhiều hoài nghi cho một chương trình chưa hề có tiền lệ, nhưng đến nay có thể khẳng định rằng Dự án “Hợp tác đào tạo điều dưỡng Việt Nam tại CHLB Đức” là hợp pháp và đã được minh chứng bằng những kết quả cụ thể. Con đường trước mắt sẽ cần phải có sự hỗ trợ rất nhiều của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền để Dự án có thể hoạt động trên bình diện lớn hơn và ảnh hưởng đến xã hội nhiều hơn chứ không phải chỉ là một nhóm nhỏ như năm đầu thực hiện. Các học viên thế hệ đầu tiên cũng cần thể hiện trách nhiệm cá nhân của mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm của một người công dân đối với đất nước, và trách nhiệm đối với đàn em của mình. Đó cũng là lời cảm ơn và chia sẻ đến tất cả những gì mà phía những người thực hiện đã phải chịu đựng trong một khoảng thời gian rất dài, thậm chí là những tình huống éo le hay nỗi oan ức vì dư luận.

Hôm nay, ngày 30.6.2015, 16 học viên sẽ sang CHLB Đức, tiếp tục cuộc hành trình. Đó chỉ là một khởi đầu nhưng hy vọng rằng nó sẽ thực sự mở ra sự hanh thông cho con đường du học cho những người lao động trẻ tuổi, và hơn hết là cho những cơ hội hợp tác lớn hơn giữa Đồng Tháp và các địa phương thuộc CHLB Đức.

Phan Thanh







Minh Kha

Messenger us!
Facebook Messenger
Cơ hội việc làm và định cư tại CHLB Đức