KHI ĐIỀU DƯỠNG LÀM VIỆC TẠI ĐỨC ĐẾN TỪ VIỆT NAM

 Tin tức     27 Thg10 2017     218

Một dự án thử nghiệm giữa Đức và Việt Nam đã được tiến hành để phần nào giải quyết vấn đề thiếu nhân lực chuyên môn. Và các học viên của dự án sau khi tốt nghiệp hiện đang làm việc tại các cơ sở ở Pulsnitz - phía đông của Saxony. Nhưng trong chiếc sơ mi xanh dương dường như rất thạo việc. Cô gắn máy đo huyết áp vào tay bệnh nhân một cách rất thành thục rồi chăm chú quan sát đồng hồ. Khi còn ở Việt Nam, Nhung đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề điều dưỡng và đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Do đó mà kỳ thi lấy bằng điều dưỡng không quá khó khăn đối với cô.

Ông Gerald Svarovsky-Giám đốc vùng Dresden của DPFA phát biểu rằng: “Kỳ thi này nhằm mục đích giúp cho các học viên Việt Nam được Đức công nhận chuyên môn. Saxony đã cố gắng rất nhiều cho việc đào tạo điều dưỡng. Tuy nhiên với nguồn nhân lực vốn có sẽ chỉ đáp ứng được một nửa yêu cầu trong thập kỷ tới. Vì thế mà chúng ta cần có những ý tưởng mới”. Ví dụ như tiếp nhận nhân lực từ nước ngoài cũng là một ý tưởng mới mẻ, chẳng hạn như nhân lực từ Việt Nam, là nước mà trước đây cũng có mối quan hệ khăng khít với nước Cộng hòa Dân chủ Đức ngày xưa”.

“Ban đầu cũng có những băn khoăn về việc những người lao động phải rời bỏ quê hương của mình để đến Đức làm việc, mặc dù ở Việt Nam họ vốn đã có một công việc”. Ngài Giám đốc vùng cũng nhấn mạnh điều đó. Tuy nhiên trong chuyến thăm tại các cơ sở điều dưỡng ông đã bị thuyết phục: “Ở Việt Nam, có tới 2000 người ứng tuyển vào hơn 200 cơ sở đào tạo, và 30 trong số đó sẽ có cở sở thực hành đi kèm”.

Nhưng vẫn còn đó những trăn trở về việc: liệu sự khác nhau về văn hóa và tư duy sẽ trở thành rào cản đáng kể. Tuy vậy có vẻ như điều đó sẽ không gây cản trở quá nhiều cho các học viên ở đây: “Mới đầu các đồng nghiệp của chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn do chưa quen. Nhưng dần dần mọi thứ đều ổn” – Carsten Tietze phát biểu với tư cách là giám đốc của bệnh viện Helios Pulsnitz, là một trong ba đối tác của dự án (hai đối tác còn lại là Công ty Spreegasse và Công ty Cultus Dresden). Sẽ có 15 học viên Việt Nam làm việc tại đây sau khi tốt nghiệp. “Nhung và các học viên khác đã ký hợp đồng với chúng tôi, cô ấy là một thành viên của nhóm chúng tôi.” - Giám đốc bệnh viện nói. Thời hạn tối thiểu được ở lại Đức là 4 năm trở lên.

Nhung cũng có dự định định cư ở Đức lâu dài: “Tôi rất thích công việc ở đây, trái tim tôi đã đặt tại đây rồi.“ – cô nói với nụ cười thật tươi. Phạm vi công việc của cô ở Đức thì rộng hơn ở Việt Nam. “Tôi cần phải làm quen với việc ăn uống ở đây, nhưng nhìn chung là tôi thấy đồ ăn ở Đức cũng rất ngon.”

Hiện bà Barbara Klepsch-, Bộ trưởng kiêm chính trị gia đảng CDU, đang phụ trách lĩnh vực chăm sóc người già. “Việc tiếp nhận lao động ngoài nước chỉ là một trong số nhiều yếu tố góp phần vào công tác chăm sóc người già“. DPFA sẽ luôn luôn sẵn sàng đóng góp vào công cuộc đó. Vào năm 2018/2019, bà mong muốn sẽ có thêm 15 học viên Việt Nam vượt qua kỳ thi thích ứng hoặc tham gia đào tạo từ đầu ở Đức.

“Chúng tôi cũng luôn chào đón những đối tác“ – Giám đốc vùng Gerald Svarovsky nhấn mạnh. Về các chính sách, ông mong muốn các thủ tục quan liêu sẽ không cản trở con đường của dự án”.

Uwe Menschner / 25.09.2017

 

Nguồn: http://www.alles-lausitz.de/wenn-die-pflegerin-aus-vietnam-kommt.html​ 

Dịch: Nguyễn Phương Thảo

Minh Kha

Messenger us!
Facebook Messenger
Cơ hội việc làm và định cư tại CHLB Đức